Tổng quan thị trường nhà đất huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng

[toc]

Tổng quan hành chính xã hội huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng

Đức Trọng địa hình chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao và dốc hình thành những thung lũng ven sông với diện tích 901,8 km², dân số khoảng 187.000 người và mật độ 207 người/km2. Nguồn nước mặt chủ yếu là hệ thống sông Đa Nhim, ngoài ra còn có sông Đa Dâng cho khu vực phía tây nam.

Đây cũng là huyện sở hữu bảo bối sân bay Liên Khương được xây dựng vào ngày 24 tháng 2 năm 1961, và từng là sân bay quốc tế lớn thứ hai ở miền Nam Việt Nam vào thời điểm đó, cách Đà Lạt khoảng 28 km. Đức Trọng nằm ở vị trí đầu mối giao thông đường bộ giữa Quốc lộ 20 (Đà Lạt – Thành phố Hồ Chí Minh) và Quốc lộ 27 (Đà Lạt – Ban Mê Thuột). Quốc lộ 20 đi Ninh Thuận – Nha Trang và đường nối Quốc lộ 20 với Quốc lộ 1 ở đoạn Ninh Gia – Bắc Bình (Bình Thuận).

Huyện có ranh giới hành chính tiếp giáp với tỉnh, thành phố và các huyện sau:

  • Phía Bắc giáp thành phố Đà Lạt
  • Phía Nam giáp huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Bình Thuận
  • Phía Đông giáp huyện Đơn Dương
  • Phía Tây giáp huyện Lâm Hà.

Huyện Đức Trọng Lâm Đồng có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thị trấn Liên Nghĩa và 14 xã: Bình Thạnh, Đà Loan, Đa Quyn, Hiệp An, Hiệp Thạnh, Liên Hiệp, Ninh Gia, Ninh Loan, N’Thol Hạ, Phú Hội, Tà Hine, Tà Năng, Tân Hội, Tân Thành.
Đây cũng là địa phương có dự án Đường cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt đi qua đang được xây dựng.

Về mảng công nghiệp, hiện nay trên địa bàn huyện Đức Trọng có 01 khu công nghiệp Phú Hội với quy mô là 109 ha đang hoạt động với nhiều ngành nghề ở các lĩnh vực khác nhau (tỷ lệ lấp đầy 70%). Theo quy hoạch vùng huyện Đức Trọng đến năm  2040, được định hướng phát triển khu và cụm công nghiệp lớn gắn với khu đô thị Liên Nghĩa – Liên Khương, bao gồm KCN Phú Hội (đã đi vào hoạt động), KCN Phú Bình, khu công nghiệp công nghệ cao phía Nam Cảng hàng không Liên Khương, khu phi thuế quan, thương mại cao cấp tại đô thị Liên Nghĩa – Liên Khương..

Huyện Đức Trọng được định hướng phát triển các đô thị như: Đô thị Đức Trọng; Đô thị Liên Nghĩa – Liên Khương; Đô thị Đại Ninh; Đô thị Finôm – Thạnh Mỹ. Cụ thể như sau:

  • Đô thị Đức Trọng được định hướng quy hoạch là (đô thị loại III) trở thành trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật của huyện, là đô thị tổng hợp chia sẻ chức năng với TP. Đà Lạt.
  • Đô thị Liên Nghĩa – Liên Khương, (khoảng 2.600 ha) được quy hoạch là đô thị loại 3, đến năm 2030 quy mô dân số đô thị khoảng 95.000 – 105.000 người và đất xây dựng đô thị khoảng 2.600 ha.
  • Đô thị Đại Ninh (khoảng 350 ha) được quy hoạch là đô thị loại 5, đến năm 2030 quy mô dân số đô thị khoảng 14.000 – 16.000 người và đất xây dựng đô thị khoảng 350 ha.
  • Đô thị Finôm – Thạnh Mỹ (khoảng 1.700 ha) được quy hoạch là đô thị loại 4, đến năm 2030 quy mô dân số đô thị khoảng 55.000 – 65.000 người và đất xây dựng đô thị khoảng 1.700 ha.

Trong những năm qua, với sự tăng trưởng mạnh mẽ về Thương Mại – Dịch Vụ, huyện Đức Trọng đã vươn lên trở thành trung tâm kinh tế lớn thứ 3 toàn tỉnh, chỉ sau 2 thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc.

Bên cạnh đó, căn cứ 5 tiêu chuẩn quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13, Đức Trọng đã vượt ⅗ tiêu chí để tiến tới thành lập thị xã, bao gồm: Quy mô dân số đạt 178.174 người, Diện tích tự nhiên có quy mô 903.62 km2 và 15 đơn vị hành chính cấp xã (1 thị trấn và 14 xã). Trong khi đó, để đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện 2 tiêu chí còn lại, Đức Trọng hướng đến phát triển các đô thị như: Đô thị loại 3 (Liên Nghĩa – Liên Khương); đô thị loại 4 (Fi Nôm – Thạnh Mỹ); đô thị dịch vụ – du lịch sinh thái (Đại Ninh). Đồng thời, Đức Trọng đã tự cân đối được thu chi ngân sách, tốc độ phát triển kinh tế luôn cao hơn của tỉnh. Thu nhập bình quân đầu người đạt 56 triệu đồng.

Thực tế, theo đánh giá của các chuyên gia, việc một huyện được phê duyệt lên thị xã, thành phố về mặt lý thuyết, ít nhiều sẽ tác động làm tăng giá đất trên địa bàn. Những điều trên đã khẳng định việc Đức Trọng được nâng cấp lên thị xã là điều hoàn toàn sẽ xảy ra. Đến khi đó, bất động sản Đức Trọng Lâm Đồng hưởng lợi rất nhiều, đặc biệt là mặt bằng giá sẽ được thiết lập những cột mốc mới.

Xem thêm loạt bài về vùng đất Lâm Đồng:

Huyện Đức Trọng có sáp nhập vào thành phố Đà Lạt?

Theo quy hoạch vùng, nếu Đà Lạt được tập trung cho các hoạt động chính trị, du lịch. Đơn Dương và Lâm Hà là vùng nông nghiệp trọng điểm thì huyện Đức trọng được xem là trung tâm kinh tế của khu vực. Song song đó, nhờ có những nét tương đồng về khí hậu cũng như thổ nhưỡng của Đà Lạt hiện tại, Thủ Tướng Chính Phủ đã đưa ra quyết định “Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050”, số: 704/QĐ-TTg, trong đó Đức Trọng, Đơn Dương và một phần huyện Lâm Hà sẽ được sáp nhập vào thành phố Đà Lạt.

Không chỉ đạt được những tiêu chuẩn để trở thành thị xã. Thực tế, Đức Trọng là nơi có vị trí rất quan trọng trong giao thương và là trung tâm cho mọi giao dịch giữa các tỉnh Tây Nguyên và TP.HCM. Tất cả hàng hoá (thực phẩm, rau củ,…) từ 3 khu đô thị là Đơn Dương – Lâm Hà và TP. Đà Lạt buộc phải đi qua Thị Trấn Liên Nghĩa (Đức Trọng) trước khi xuống Sài Gòn. Hơn thế nữa, hàng hóa tập trung tại Đức Trọng dễ dàng phân bổ đi các tỉnh Tây Nguyên, Ninh Thuận và Nha Trang.

Bên cạnh đó, là cửa ngõ dẫn vào thành phố Đà Lạt, Đức Trọng sở hữu nhiều tuyến giao thông đường bộ lớn như quốc lộ 20 và 27 nối Tây Nguyên với các tỉnh đồng bằng ven biển và Đông Nam Bộ. Các tuyến tỉnh lộ 724 đi Bình Thuận, 729 giúp kết nối thuận lợi giữa huyện Đơn Dương và Đức Trọng. Ngoài ra, Đức Trọng còn sở hữu sân bay quốc tế Liên Khương, đường cao tốc Liên Khương – Prenn và cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt. Đây được xem là sân bay quốc tế và đường cao tốc được ưu tiên đầu tư phát triển sớm (trước) tại vùng Tây Nguyên.

Hạ tầng giao thông được phát triển mạnh đáp ứng nhu cầu kết nối Lâm Đồng – TPHCM. Sở hữu mặt bằng kinh doanh ở đây, không chỉ thuận tiện bán hàng trong khu vực mà còn kết nối với hàng trăm doanh nghiệp từ TP.HCM thường xuyên tìm kiếm đối tác kinh doanh tại khu vực này.

Quan sát thời điểm cuối năm có thể thấy số lượng các công ty trồng trọt, chế biến thực phẩm, rau sạch, hậu cần kho bãi đang rục rịch đổ về Đức Trọng gom đất để mở rộng kinh doanh càng tăng mạnh.f

Từ 2 động thái: NÂNG CẤP LÊN THỊ XÃ và ĐỨC TRỌNG SÁP NHẬP ĐÀ LẠT đã ngay lập tức tác động mạnh lên thị trường bất động sản tại Đức Trọng. Đây có thể xem là một tín hiệu khả quan và rất sáng suốt khi đưa ra quyết định đầu tư BĐS hoặc mua một lô đất để kinh doanh từ bây giờ.

Tại sao nên đầu tư nhà đất tại Đức Trọng Lâm Đồng?

Đức Trọng là một Huyện Liền kề Đà Lạt, thành phố du lịch nơi thu hút hơn 6 triệu lượt khách trong năm 2019, trong đó khách quốc tế đạt trên 14%, số ngày lưu trú bình quân đạt 2,4 người/ngày. Hiện tại, giá đất tại Đức Trọng còn rẻ, sơ khai, chỉ bằng 1/5 – 1/10 so với khung giá đất thị trường của thành phố Đà Lạt.

Trong tương lai, Thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) là đô thị trực thuộc trung ương với chức năng du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và sẽ rộng gấp 8,5 lần so với hiện nay. “Theo ThS.KTS Thierry Hoau, Trưởng nhóm chuyên gia người Pháp, Đà Lạt sẽ được mở rộng đến gần 336.000 ha, tức gấp 8,5 lần diện tích hiện tại, dân số 700.000-750.000 người.

Huyện Đức Trọng còn sở hữu Sân bay Quốc tế Liên Khương, là sân bay lớn nhất khu vực Tây Nguyên, tọa lạc tại thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng. Và kết nối nhanh với Đà Lạt thông qua tuyến đường cao tốc Liên Khương – Prenn, cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt, và đường dân sinh Quốc Lộ 20. Đây được xem là sân bay quốc tế và đường cao tốc được ưu tiên đầu tư phát triển sớm (trước) tại vùng Tây Nguyên.

Cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt chính thức khởi công vào năm 2019. Dự án có tổng chiều dài hơn 200km bắt đầu tại nút Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai và kết thúc tại chân đèo Prenn, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Dự án có tổng vốn đầu tư 65.000 tỷ đồng được huy động từ 2 hình thức BOT và nguồn vốn từ cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (bao gồm cả chi phí giải tỏa mặt bằng) cho địa bàn 2 tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng.

Huyện Đức Trọng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng do ở độ cao trên 900m nên khí hậu có những nét độc đáo, tương đồng với Đà Lạt, thích hợp cho việc xây Biệt thự vườn để nghỉ dưỡng. Khí hậu ở Đức Trọng khá tương đồng với Tp Đà Lạt và đặc biệt ấm áp hơn. Đây chính là lý do mà thủ tướng chính phủ quyết định phê duyệt đề án Điều chỉnh Quy hoạch chung sáp nhập Đức Trọng vào Tp Đà Lạt tầm nhìn 2030.

Đức Trọng có mỏ vàng ở xã Tà Năng với trữ lượng lớn, sản lượng bình quân 40–50 kg/năm, mỏ điatônít (làm vật liệu nhẹ và bột khoan) phân bố từ chân đèo Pren đến nhà máy cơ khí tỉnh.Ngoài ra, Đức Trọng còn có mỏ nước khoáng ở Phú Hội, lưu lượng 0,45 lít/s, chất lượng tốt có thể khai thác để chế biến nước khoáng và kết hợp với du lịch.

Tóm lại, những yếu tố trên đây sẽ góp phần giúp Đức Trọng trong tương lai trở thành một nơi hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

san bay lien khuong duc trong lam dong
Sân bay Liên Khương tại Đức Trọng – Lâm Đồng

Huyện Đức Trọng có những thắng cảnh nào?

  • Thác nước nổi tiếng như Liên Khương (cao 30m, rộng độ 100m), bên quốc lộ 20 có tên gọi khác là Liên Khang. Liên Khương gốc Cơ Ho Liang Khàng, có thể hiểu theo 2 ghĩa là kiến vàng hay là loài ong ruồi), Gougah,
  • Nam Thiên Đệ Nhất Thác Pongour (cao gần bốn mươi mét, rộng hơn 1 trăm mét), xung quanh đất cao lanh, được người Pháp phiên thành Pongour và tôn vinh là ngọn thác hùng vĩ nhất Đông Dương.
  • Thác Pongour gốc Cơ Ho Pon-gou (có nghĩa là ông chủ vùng đất sét trắng).
  • Thác Gu Ga gốc Cơ Ho Gugah hay còn gọi tên khác Gù Gà hoặc Ổ Gà có nghĩa là “bờ sông giống cái cũi lồng” cao mười bẩy mét, cách Đà Lạt ba bẩy km.
  • Thác Bảo Đại nằm khiêm nhường lẩn khuất trong khu rừng hoang dã tại xã Tà In, Làng K’Long – Làng Gà – Nhà thờ K’long…
  • Hồ Nam Sơn, Tà Năng – Phan Dũng – Hồ Đại Ninh – Đồi cỏ hồng thơ mộng giữa rừng hoa dã quỳ thôn Tân Bình, xã Tân Thành.

Ẩm thực: đặc sắc tại Đức Trọng.

Gà nướng cơm Lam, lẩu mắm, bún riêu, bánh tráng nướng, sữa đậu nành, bánh đùi gà, trái Bơ cùng với các sản phẩm OCOP như rau quả sấy thăng hoa, bún khô.

Nguồn: sưu tầm từ Facebook

4.2/5 - (8 votes)

Bài viết liên quan mới nhất